NPM là gì? Hướng dẫn và cách cài đặt chi tiết

NPM là gì? là công cụ phổ biển, để quản lý và cài đặt thư viện dành cho lập trình viên phát triển ứng dụng. Thì bài viết dưới đây mình chia sẽ cách tải và phương thức hoạt động của NPM.

1. Khái niệm NPM?

NPM hay ( Node Package Manager ), là công cụ chuyên quản lý các Package của Node.js và Javascript với mục đích ra đời hỗ trợ từng bản phát triển của Node, được số lượng lớn cộng đồng lập trình viên tham gia và chia sẽ mã nguồn mở, những dòng code được thực hiện những chức năng có sẵn.

Tại NPM website cung cấp hàng triệu các Package, dễ dàng tìm kiếm và nhu cầu phát triển về ứng dụng của lập trình viên. Tại website chứa thông tin về source code, documentation, version number, and unpacked size. Bạn có thể tham khảo website tại link dưới đây.

https://www.npmjs.com.

NPM có 2 chức năng cơ bản chính.

NPM Registry: Kho lưu trữ trực tuyến cho các Module hay Package, nơi có thể tìm kiếm, tải xuống và chia sẻ các gói do người khác tạo ra. Tuy nhiên, bạn không thể trực tiếp tạo tài khoản hay quản lý các gói trên registry này.

NPM CLI (Command-Line Interface): Đây là giao diện dòng lệnh cho phép bạn tương tác với NPM Registry. Nó giống như một công cụ trung gian để bạn “nói chuyện” với kho lưu trữ.

2. Cách hoạt động của NPM

1. Nền tảng Publish và Repository:

  • NPM là kho lưu trữ trực tuyến cho các dự án Node.js nguồn mở.
  • Nơi đây cho phép người dùng:
    • Xuất bản: Chia sẻ công cụ JavaScript với cộng đồng.
    • Tìm kiếm: Khám phá và cài đặt các thư viện phù hợp với nhu cầu.

2. Dòng lệnh đa năng:

  • NPM cung cấp nhiều lệnh hữu ích để quản lý dự án và thư viện:
  • Cài đặt và gỡ bỏ: Dễ dàng cài đặt các thư viện cần thiết cho dự án, đồng thời gỡ bỏ khi không sử dụng.
  • Quản lý phiên bản: Cập nhật thư viện lên phiên bản mới nhất hoặc sử dụng phiên bản cụ thể cho dự án.
  • Quản lý phụ thuộc: Theo dõi và quản lý các thư viện mà dự án phụ thuộc.
  • Tương tác trực tuyến: Kết nối với các nền tảng trực tuyến như máy chủ và trình duyệt.

Metadata trong package.json:

  • Tên dự án
  • Điểm vào (Entry point)
  • Các phụ thuộc
  • Phiên bản ban đầu
  • Phụ thuộc dev
  • Mô tả
  • Lệnh kiểm tra
  • Giấy phép
  • Git repository
  • Từ khóa
  • Các phụ thuộc

Hình ảnh mẫu các Metadata

3. Cách thiết lập Node.js và NPM

Bạn có thể cài đặt Node.js và NPM trên hệ thống của mình bằng cách thực hiện cách bước dưới đây

Bước 1: Truy cập vào website chính của Node.js, sau đó chọn phiên bản Node.js phù hợp với hệ điều hành của bạn (Windows, macOS, Linux). Nhấp vào nút Download để tải xuống trình cài đặt. Website tự động cập nhật phiên bản mới nhất, do đó bạn có thể yên tâm tải xuống phiên bản mới nhất phù hợp với hệ điều hành của mình.


LTS
là viết tắt của từ Long Term Support, có nghĩa là Hỗ trợ dài hạn. Các phiên bản Node.js LTS được hỗ trợ trong một thời gian dài hơn so với các phiên bản thông thường. Các bản vá bảo mật và cập nhật lỗi sẽ được cung cấp cho các phiên bản LTS trong một khoảng thời gian dài hơn

Bước 2: Sau khi tải xuống bạn thực hiện các bước dưới đây

  1. Khởi tạo trình cài đặt bằng cách nhấp hai lần vào file đã tải.
  2. Trình cài đặt sẽ hiện thị dưới đây, sau đó bấm tiếp theo

3. Sau đó, trình cài đặt hiển thị các điều khoản chấp thuận, bạn nhấp vào ô đồng ý theo hình dưới đây

4. Chọn thư mục đích để bạn muốn cài đặt, nếu bạn muốn thay đổi, nhấp change để bạn chọn nơi bạn cài chương trình, sau đó bạn nhấp Next.

5. Trong quá trình, bạn có thể chọn các thành phần muốn cài đặt hoặc loại bỏ. Theo mặc định, trình cài đặt sẽ cài đặt:

  • Node.js: Đây là nền tảng chính cho phép bạn chạy mã JavaScript bên ngoài trình duyệt web.
  • NPM (Node Package Manager): Công cụ quản lý gói phần mềm cho JavaScript. NPM giúp bạn dễ dàng tìm kiếm, cài đặt và quản lý các thư viện cần thiết cho dự án của bạn.
  • Corepack: Một công cụ bổ sung cho NPM, hỗ trợ việc quản lý các phiên bản cục bộ của các gói phần mềm.
  • Phím tắt tài liệu trực tuyến: Tạo các phím tắt trên hệ thống giúp bạn nhanh chóng truy cập vào tài liệu hướng dẫn của Node.js trực tuyến.
  • Thêm các chương trình vào PATH: Thao tác này cho phép bạn chạy các lệnh node và npm từ bất kỳ thư mục nào trong cửa sổ dòng lệnh (command prompt).

6. Bước tiếp theo, tùy chọn cài đặt các phụ thuộc bổ sung để biên dịch các module gốc (native modules), Nếu không nhấp vào ô tự động, sau đó bấm tiếp theo.

7. Đây là bước cuối cùng, bạn ấn nút tải sau đó chương trình lưu vào máy của bạn.

Để bạn kiểm tra bạn cài đặt thành công Node.js hay chưa? Thì bạn nhấp lệnh:

node – v

sau đó sẽ hiện thị phiên bản node mà bạn đã cài đặt.

Kiểm tra phiên bản của NPM thì bạn nhấp lệnh:

npm -v

Tạm kết

NPM là công cụ vô cùng quan trọng và hữu ích giúp bạn xây dựng dự án JavaScript một cách hiệu quả và nhanh chóng. Nắm vững cách sử dụng NPM sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và nâng cao chất lượng dự án.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết của mình. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý nào, vui lòng để lại bình luận bên dưới

Các Bài viết liên quan

Bình luận về bài viết này

Blog tại WordPress.com.